Đức Phật Di Lặc là ai? Có thật hay không? Khi nào Phật Di Lặc ra đời?
Đức Phật Di Lặc là ai? Có thật hay không? Khi nào Phật Di Lặc ra đời? Là những vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, Shop Tượng Phật Di Lặc Đẹp sẽ dựa trên các tài liệu được ghi chép lại để có thể giải đáp chi tiết và chính xác nhất, giúp quý vị có thể hiểu hơn về Ngài.
Đức Phật Di Lặc là ai?
Đức Phật Di Lặc hay được gọi bằng tên gần gũi là “Phật Cười”. Đặc điểm nhận diện là thần thái tươi tắn, nụ cười rạng rỡ, hoan hỷ cùng dáng vẻ khoan thai, tự do tự tại.
Trong các sự tích về Phật Di Lặc có nhắc đến chi tiết là khoảng 30.000 năm nữa, tương đương 5.760.000.000 năm trái đất, khi ở cõi Diêm phù đề, Phật pháp bị lãng quên, Ngài sẽ chuyển thế và trở thành vị Phật cuối cùng kế nhiệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục con đường phổ độ chúng sinh. Giúp cho chúng sinh có cuộc sống an lạc, bình yên và hạnh phúc. Còn hiện tại, Ngài đang sống ở cung trời Đâu Suất trong cõi Ta Bà.
Trước khi trở thành Phật, Ngài là một vị Bồ Tát đã giác ngộ hoàn toàn toàn. Khi hiện diện trên trái đất, Ngài sẽ làm nhiệm vụ là giảng dạy Phật pháp, giáo hóa chúng sinh.
Ở các tượng hoặc tranh Đức Phật Di Lặc, Ngài thường được thể hiện với tư thế ngồi trên đài sen, một chân đặt ngang một chân gác lên cao, lúc nào cũng sẵn sàng đứng lên đi để giáo hóa chúng sinh. Thân hình Ngài mập tròn, hay mặc áo phanh ngực và khoe chiếc bụng lớn nhiều phúc khí. Xung quanh Ngài thường có trẻ con quấn quýt, chơi đùa. Mọi người tin rằng, đây là hình ảnh Bố Đại Hòa Thượng – hóa thân của Ngài vào thế kỷ X tại Trung Quốc.
Phật Di Lặc có thật hay không? Khi nào ra đời?
Bồ Tát Di Lặc được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký để trở thành Phật trong tương lai và sẽ cư ngụ ở thế giới Ta Bà, tiếp tục thực hiện sứ mệnh giáo hóa chúng sinh. Điều này được xác định dựa trên câu nói “Ngày mùng một tháng giêng là ngày kỷ niệm vía Đức Di Lặc Bồ tát và sau này Ngài sẽ là người giáo hóa ở Hội Long Hoa” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì vậy, trong các dịp lễ đặc biệt và quan trọng của nhà Phật thường có câu tán thán, đảnh lễ “Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật”.
Theo Kinh Di Lặc Hạ Sinh, hiện tại Bồ Tát Di Lặc đang ở tại cung trời Đâu Suất cùng với những vị Bồ Tát khác. Ngài sẽ chuyển thế, hóa thân xuống trần trong nhà vị Tu Phạm Na thuộc Bà La Môn vào thời điểm thế giới kết thúc kiếp giảm thứ 9, tiến tới kiếp giảm thứ 10. Khi chào đời, Ngài sở hữu nhiều tướng tốt, thông minh quán chúng và có đức hạnh vẹn toàn. Khi trưởng thành, lựa chọn con đi theo con đường xuất gia tu hành, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ban cho Ngài một Y Bát nhưng không trao trực tiếp mà giao cho Tổ Ma Ha Ca tại núi Kê Túc thực hiện thay, sau đó Ngài đến gốc cây Long Hoa và ngồi bên dưới, bắt đầu trừ sạch vô minh bằng Kim Cang Trí rồi chứng đắc “Vô Thượng Bồ Đề”.
Bên dưới cây Long Hoa, ở giảng đường Hoa Lâm là nơi Ngài lựa chọn để bắt đầu thuyết giáp. Lần lượt hội thứ nhất, hai và ba Ngài đã độ được 96, 94 và 92 ức người trở thành A La Hán nên được gọi với tên “Long Hoa Tam Hội”. 6 vạn năm là thời gian Ngài dự kiến sẽ thuyết pháp để hóa độ chúng sinh, giúp chúng sinh thoát khỏi bể khổ.
Khi hội Long Hoa chưa đến, trong lúc chờ đợi, Ngài đã phân thân và hóa thân thành nhiều quốc độ không giống nhau với mong muốn tốt là giáo hóa chúng sinh. Điều này cũng được Kinh Phật có nhắc đến “Bồ tát dĩ lợi sinh vi bổn hoài”, mang nghĩa là đem đến lợi ích cho chúng sinh cũng là làm tròn bổn phận, trách nhiệm của bản thân.
Hóa thân được nhiều người biết đến nhất của Phật Di Lặc là Bố Đại Hòa Thượng. Theo Phật giáo Trung Hoa thì đây là một vị hòa thượng có pháp danh là Khiết Từ, hiệu là Trường Thinh Tử, tu tại chùa Lương Nhạc Lâm (Minh Châu, Phụng Hóa, Trung Quốc).
“Di Lặc” được gọi theo tiếng Phạn là Maitreya, có nghĩa là “Từ Thị”, “Từ” trong “từ bi” và “Thị” là họ. Người phương Tây thì gọi là Future Buddha, tức Đức Phật Tương Lai, hoặc Smile Buddha, tạm dịch là Đức Phật Hoan Hỷ, bởi tâm của Ngài tỏa chiếu ánh sáng từ tình yêu thương rộng lớn & trong lành với phát nguyện là cứu độ chúng sinh.
Sự tích Đức Phật Di Lặc
Theo các tài liệu ghi chép lại, tại Trung Quốc, có ông Trương Thiên trong một lần đi suối đã phát hiện một đứa nhỏ thân hình bụ bẫm, gương mặt đáng yêu, chân tay mập mạp và miệng luôn cười rất dễ thương đang bị thả trôi. Sinh lòng xót thương, ông quyết định mang về nuôi. Ông đặt tên Khiết Tử, bởi trên tấm đệm con nằm, có một túi vải màu xanh.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, Khiết Tử bé bỏng ngày nào giờ đã trưởng thành và quyết định theo con đường tu tập. Sau khi đến chùa và xuống tóc, Ông đã mang theo túi vải trên vai và ngao du khắp nơi bằng đôi chân của mình, đi đến đâu sẽ giáo hóa chúng sinh và truyền bá Phật giáo đến đó thông qua việc giảng kinh Phật cho những người nghèo khổ hay làm rất nhiều điều “lạ kỳ” và “mầu nhiệm”.
Dọc đường đi, Khiết Tử được cho khá nhiều đồ ăn, thức uống, vật dụng,… và tất cả đều được cho vào túi vải, do đó mà ngoài tên do cha đặt khi nhận nuôi thì còn có thêm những tên gọi như Bố Đại Hòa Thượng, Hòa Thượng Túi Vải,…. Ngoài ra, khi hành khất, trẻ con đi theo Ông rất nhiều, cho nên sau này khi chế tác tranh hoặc tượng, hình ảnh Đức Phật Di Lặc thường có thêm tam tiểu, ngũ phúc,… với ý nghĩa là gia đình có được nhiều phúc đức và có con cháu đầy đàn, ngoan hiền, hiếu thảo.
Khiết Tử viên tịch vào ngày 3/3/916. Tuy nhiên, sau đó, nhiều người vẫn nhìn thấy sự hiện diện của Ông tại những châu khác. Đây cũng là một trong những lý do mà Bố Đại Hòa Thượng được cho là do Phật Di Lặc hóa thân và hình ảnh của Đức Phật thường được thể hiện có dáng vẻ mập tròn, bụng phệ, tai dài chạm vai, gương mặt vui vẻ và luôn nở nụ cười hoan hỷ, hai chân luôn trong tư thế sẵn sàng đứng lên đi cứu rỗi chúng sinh.
Trên đây là những giải đáp cho “Đức Phật Di Lặc là ai? Có thật hay không? Khi nào Phật Di Lặc ra đời?”. Hi vọng bài viết của Shop Tượng Phật Di Lặc Đẹp sẽ mang đến cho quý vị những thông tin hữu ích và thú vị nhất.
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: